Các bước để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ?
Ngoài các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp cũng có những tài sản vô hình. Một trong số đó chính là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng xuất phát từ những nỗ lực sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực. Để bảo vệ, nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật, các nghị định, nghị quyết và tham gia vào các nghị định thư, công ước quốc tế… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Các quy định pháp luật về SHTT đã phát huy tác dụng và đi vào cuộc sống thực tế trong những năm thi hành. Tuy nhiên, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang trong tình trạng phổ biến đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ. Vấn đề sao chép tác phẩm, vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa, xâm phạm về về kiểu dáng công nghiệp, quyền liên quan tác giả, tác phẩm… vẫn đang diễn ra hàng ngày. Vậy, làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước xác định sơ lược hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua quy định của pháp luật. Xác định hành vi xâm phạm bao gồm những bước sau đây
Cơ sở pháp lý
Căn cứ điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Các bước xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Bước 1: Xác định hành vi xâm phạm
Xác định các hành vi xem xét bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thuộc các hành vi sau đây :
+ Hành vi xâm phạm quyền tác giả ( quy định tại điều 28 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019 )
+ Hành vi xâm phạm các quyền liên quan ( quy định tại điều 35 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019),
+ Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí ( quy định tại điều 126 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019 ),
+ Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh ( quy định tại điều 127 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019 ),
+ Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý ( quy định tại điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019 ),
+ Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ( quy định tại điều 188 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009,2019 ).
Bước 2 : Kiểm tra các đối tượng có thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ không?
Sau khi xem xét các hành vi xâm phạm, chúng ta sẽ xem các hành vi có có phải thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bước 3 : Trong đối tượng xem xét phải có yếu tố bị xâm phạm.
Bước 4 : Xác định chủ thể bị xem xét
Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019.
Bước 5 : Hành vi xem xét phải xảy ra tại Việt Nam. Lưu ý, hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Những thông tin nêu trên có thể sẽ giúp xác định được sản phẩm sở hữu trí tuệ của cá nhân, doanh nghiệp sở hữu quyền nhận biết được về các yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bài Viết Liên Quan
Những điều cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Nam Định
Mục Đích Của Dịch Vụ Bảo Hộ Sáng Chế tại Quảng Bình
Các dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu tại Phú Yên phổ biến
Quy trình bảo hộ bản quyền tại Nha Trang
Các lợi ích của bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Huế
Lý do tại sao nên chọn dịch vụ bảo hộ sáng chế tại DakLak?
Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Gia Lai
Vì sao nên chọn dịch vụ bảo hộ bản quyền tại Quy Nhơn?
Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Bình Định
Thời gian và chi phí bảo vệ sáng chế tại Quảng Ngãi