Đăng ký nhãn hiệu - Suy nghĩ của người thành công
Người thành công trong kinh doanh, không phải chỉ vì họ giỏi hay có sẵn “nhà cao cửa rộng” mà thực chất, quan trọng nhất chính là cách nghĩ của họ. Người thành công luôn chú ý đến những điều nhỏ nhặt nhất, họ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào cũng như hạn chế nhiều nguy cơ nhất có thể. Trong đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp cũng thế.
Người thành công nghĩ: nhãn hiệu là tài sản của mình.
Khi nhắc đến nhãn hiệu, dân Luật hay nghĩ ngay đến những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của tổ chức khác. Người bình thường nghĩ, đó là biểu tượng hay tên sản phẩm, dịch vụ. Nhưng người thành công nghĩ: đó là tài sản của mình! Đã là tài sản, làm ra thì dễ nhưng bảo vệ thì khó, nhất là khi nó vô hình. Nhãn hiệu, suy cho cùng, không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ sở hữu của người này sang sở hữu của người khác. Người thành công luôn biết làm thế nào để “điều khiển” quá trình chuyển dịch đó mà không phải rơi vào thế bị động.
Người thành công nghĩ: pháp luật là “tay sai” của mình.
Người thành công trong kinh doanh ít ai đi học Luật, nhưng lại năm rõ về luật, hoặc chí ít, họ hiểu pháp luật để làm gì? Luật – nói cho cùng chính là công cụ bảo vệ mình, là “tay sai” của mình. Người ta có thể sử dụng Luật để làm nhiều thứ, và trên hết là bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng trước tiên, phải biến nó thành tay sai của mình đã. Nghĩa là phải có gì đó “trói buộc” nó, khiến nó “phục vụ” mình.
Người thành công nghĩ: dùng pháp luật để bảo vệ nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tài sản, pháp luật là “tay sai” nên hiển nhiên, pháp luật phải bảo vệ tài sản của mình.Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp, cá nhân là rất quan trọng. Nhưng phải biến nó thành tài sản của mình đã. Sau khi cho “Pháp luật” biết đó là tài sản của mình, thì hiển nhiên pháp luật sẽ thành “vệ sĩ” 24/7 cho mình, canh me những kẻ muốn đánh cắp hay lợi dụng nhãn hiệu của mình. Và lỡ như mình phát hiện ra chuyện đó, “nó” có thể dùng “bạo lực” để “trấn áp” thông qua các biện pháp hành chính, ngăn chặn… Và mình có quyền khiến “nó” làm điều đó.
Ấy là lối suy nghĩ của người thành công. Hãy luôn trân trọng những giá trị bạn tạo ra và biết cách sử dụng những gì xã hội có để bảo vệ lấy nó.
Bài Viết Liên Quan
Đối tượng nào cần dịch vụ bảo hộ kiểu dáng tại An Giang?
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ bảo hộ sáng chế tại Nam Định
Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Quảng Bình là gì? Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ bảo hộ bản quyền tại Phú Yên
Lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Nha Trang
Dịch Vụ Bảo Hộ Sáng Chế tại Huế Bao Gồm Những Gì?
Những yếu tố cần lưu ý khi bảo hộ nhãn hiệu tại DakLak
Quyền lợi được bảo vệ trong bản quyền tại Gia Lai
Điều kiện để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Quy Nhơn
Các bước trong dịch vụ bảo hộ sáng chế tại Bình Định