Một số phương pháp định giá thương hiệu
Thương hiệu được tạo lập dựa trên uy tín, thời gian, phạm vi hoạt động. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng nhận biết và đánh giá. Để tính toán giá trị của một thương hiệu thì chúng ta phải định giá thương hiệu. Việc định giá thương hiệu giúp tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của thương hiệu trên thực tế tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Điều này hỗ trợ nhà quản trị quyết định những kế hoạch và chiến lược quan trọng để phát triển thương hiệu.
Để định giá thương hiệu, chúng ta có các phương pháp phổ biến sau đây, mà doanh nghiệp có thể áp dụng tùy vào từng trường hợp cụ thể:
1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dựa trên việc so sánh thương hiệu của công ty và các thương hiệu khác có sản phẩm cùng loại với công ty đó trên thị trường. Phương pháp này giúp doanh nghiệp xác định được vị trí, giá trị kinh tế của mình trên thị trường. Giá trị thương hiệu sẽ giúp những nhà marketing xây dựng, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Dù vậy, đây là phương pháp chưa có ý nghĩa cao trên thực tiễn bởi vì mỗi thương hiệu đều có sự khác biệt nhất định nên rất khó để so sánh.
2. Căn cứ vào cơ sở chi phí
Phương pháp này tính toán giá trị thương hiệu bằng cách tổng hợp tất cả những chí phí đã chi trong quá khứ hoặc những chi phí thay thế cần phải có để phát triển thương hiệu đến vị trí hiện tại. Những chi phí đã chi này có thể bao gồm chi phí đầu tư, phát triển, quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, và những chi tiêu khác. Tuy nhiên, phương pháp này còn kém hiệu quả hơn phương pháp so sánh, tiền mà nhà đầu tư chi để phát triển thương hiệu chưa chắc đã tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng từ thương hiệu.
3. Căn cứ vào giá cổ phiếu thị trường chứng khoán
Có thể định giá giá trị thương hiệu doanh nghiệp thông qua giá trị cổ phiếu đối với những doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán. Nhưng đây cũng là một phương pháp khá phức tạp. Để xây dựng phương pháp này, ông Carol J.Simon và Mary W.Sullivan là hai giáo sư thuộc trường Đại học Chicago (Mỹ) đã áp dụng lý thuyết về tài chính để xây dựng. Giá trị tài sản vô hình được tính toán bằng cách lấy giá trị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như vốn tiền mặt, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho,… Giá trị thương hiệu dao động bởi nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường chứng khoán nên những chiến lược kinh doanh và marketing sẽ ảnh hương rất nhiều đến giá trị cổ phiếu.
4. Khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn bình thường
Đây được đánh giá là phương pháp tốt nhất để định giá giá trị thương hiệu. Cách thứ nhất là dựa vào kế hoạch dài hạn bằng cách lấy lợi nhuân dự tính rồi trừ giảm đi. Để ước tính đúng thì phải cân nhắc yếu tố sức mạnh và sự ảnh hưởng của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh. Cách thứ hai là ước tính thu nhập hiện tại rồi áp dụng cấp số nhân. Nếu thu nhập hiện tại không thể ảnh hưởng trung thực đến hiệu quả hoạt động của thương hiệu, thì có thể lấy mức trung bình của một vài năm trước. Nếu mức trung bình là âm hoặc quá thấp (do các vấn đề có thể giải quyết được), các con số trong toàn ngành có thể được sử dụng để làm chuẩn suy ra.
Bài Viết Liên Quan
Đối tượng nào cần dịch vụ bảo hộ kiểu dáng tại An Giang?
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ bảo hộ sáng chế tại Nam Định
Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu tại Quảng Bình là gì? Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ bảo hộ bản quyền tại Phú Yên
Lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Nha Trang
Dịch Vụ Bảo Hộ Sáng Chế tại Huế Bao Gồm Những Gì?
Những yếu tố cần lưu ý khi bảo hộ nhãn hiệu tại DakLak
Quyền lợi được bảo vệ trong bản quyền tại Gia Lai
Điều kiện để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Quy Nhơn
Các bước trong dịch vụ bảo hộ sáng chế tại Bình Định